Quy trình các bước vệ sinh công nghiệp hiệu quả nhất


Môi trường sản xuất công nghiệp luôn tồn tại những vấn đề vệ sinh nguy hiểm tới sức khỏe người lao động và trang thiết bị tại chính nhà xưởng đó. Cần có những quy trình vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp để giúp đảm bảo tính an toàn và hiệu quả vệ sinh.


1. Ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động

Vệ sinh công nghiệp là công viêc quan trọng và cần thiết đối với các nhà xưởng, nhà kho,... Nó giúp bảo vệ nhân viên tránh khỏi một số loại thương tích và bệnh tật như:
  • Các bệnh truyền nhiễm: Các bệnh về da, phổi và đường tiêu hóa là các bệnh phổ biến trong các hoạt động nông nghiệp và các bệnh nguy hiểm có thể lây truyền qua đường máu như viêm gan B, C. Đây là những bệnh có nguy cơ cao và phổ biến trong các cơ sở y tế và phòng thí nhiệm. Vệ sinh công nghiệp và khử trùng có thể giúp ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh này.

  • Bệnh về đường hô hấp: Các bệnh như viêm phế quản, bệnh bụi phổi amiang và viêm phổi là những nguy cơ bệnh nghề nghiệp phổ biến. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như khai thác mỏ (xi-măng, đá vôi, than,...) nơi có nồng độ bụi bẩn rất lớn. Vệ sinh công nghiệp có thể giúp khắc phục bằng việc bắt bộc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân PPE và vệ sinh khu làm việc.

  • Các bệnh về da: Vấn đề về da như viêm da, chàm, phát ban và phồng rộp là các tình trạng thường gặp của người lao động tiếp xúc với hóa chất độc hại.

  • Ngộ độc: Chất bẩn và hóa chất bám bẩn trong môi trường làm việc và sinh hoạt chung trong nhà xưởng có thể rơi, rụng hoặc bay trong không khí và bám vào đồ ăn của người lao động. Ngoài ra, một số chất có thể bám và thấm qua da của họ.


    an-toan-lao-dong
    hình ảnh: trang thiết bị bảo hộ lao động

2. Ảnh hưởng tới người sử dụng lao động

Vệ sinh công nghiệp cũng rất quan trọng cho người sử dụng lao động, khi nhân viên của bạn phải nghỉ việc vì bệnh tật hoặc thương tật, người sử dụng lao động có thể chịu những ảnh hưởng như:
  • Chậm tiến độ làm việc: Đối với những dự án lớn luôn có thời hạn cần thiết để thực hiện làm việc và sản xuất, nhưng do nhà xưởng mất vệ sinh dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe người lao động khiến họ phải vắng mặt, dẫn tới tình trạng thiếu hụt nhân lực và ảnh hưởng tới tiến độ của cả dự án.

  • Tinh thần làm việc sa sút: Việc người làm việc trong doanh nghiệp liên tục gặp các tình trạng về sức khỏe làm giảm tinh thần làm việc của những nhân viên khác. Tinh thần của người lao động thấp chắn chắn sẽ khiến năng suất giảm đi, cũng như việc mất tập trung khi làm việc dẫn tới các chấn thương không mong muốn.

  • Tổn thất lợi nhuận: Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc vắng mặt nghỉ phép của người lao động do bệnh nghề nghiệp khiến các công ty tiêu tốn khoảng 3.600 đô la mỗi năm. Chi phí này thực tế có thể cao hơn nhiều do gồm những chi phí về đền bù và lượng sản phẩm giảm sút.

  • Ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp: Các mạng xã hội hiện nay đang rất phát triển và như cầu nối của doanh nghiệp tới khách hàng của mình. Nhưng với những điểm xấu trên chắc chắn sẽ nhận lại các đánh giá không tốt về trách nghiệm quản lý của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vệ sinh công nghiệp phát triển và giúp cho các nhà xưởng, nhà kho, nhà máy... tránh được các rủi ro trên. Giúp nhân viên an toàn, khỏe mạnh và doanh nghiệp phát triển.

3. Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng

Để có thể vệ sinh nhà xưởng đúng cách luôn cần những quy trình vệ sinh công nghiệp hiệu quả, với việc lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận, tận tâm có thể giúp cho môi trường làm việc an toàn và lành mạnh hơn rất nhiều.

ve-sinh-cong-nghiep
hình ảnh: nhân viên thực hiện vệ sinh máy móc

3.1. Đánh giá rủi ro

Một trong những bước quan trọng đầu tiên để có một quy trình vệ sinh công nghiệp hiệu quả là đánh giá rủi ro. Đánh giá rủi ro thường liên quan đến việc quan sát nhân viên tại nơi làm việc và xác định mức độ tiếp xúc của họ với các mối nguy trong các công việc khác nhau.

Phương pháp để thực hiện ở đây là chia nhỏ công việc của nhân viên thành những công việc nhỏ hơn (không quá 10 bước). Người quản lý sau đó có thể đánh giá được các yếu tố gây ảnh hưởng tới vệ sinh nhà xưởng khác nhau, ở cả công việc thường xuyên và không thường xuyên.

3.2. Phân tích công trường

Để có một quy trình vệ sinh công nghiệp hiệu quả thì luôn cần phải phân tích địa điểm làm việc. Trong quá trình này chúng ta cần đánh giá mức độ phơi nhiễm và tình trạng vệ sinh của mỗi khu vực. Nhân viên vệ sinh công nghiệp sẽ đo lường và đánh giá mức độ vệ sinh hiện tại, xác định hiệu quả công việc và phân tích những rủi ro tại đó.

Nhân viên vệ sinh công nghiệp sẽ khuyến nghị những hành động cần khắc phục và bảo trì đối với bất kỳ mối nguy hiểm hay hỏng hóc nào tại công trường.

Việc phân tích và đánh giá có thể bao gồm: 
  • Xác định những người chịu trách nhiệm với việc giám sát việc vệ sinh công nghiệp

  • Đánh giá mức độ vệ sinh sơ bộ, bao gồm biện pháp kiểm tra vệ sinh và lấy mẫu thử

  • Xác định các khu vực nhiễm bẩn nặng

  • Xác định các biện pháp xử lý khả thi nhất cho từng trường hợp

  • Lựa chọn các dụng cụ và thiết bị cần thiết cho việc vệ sinh, hoặc phương án thuê dịch vụ vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp

  • Tìm hiểu về cách khắc phục các mối nguy đã phân tích từ trước đó

  • Lập kế hoạch và các tài liệu đào tạo

3.3. Lập kế hoạch thay đổi

Tất nhiên, các điều kiện tại nơi làm việc luôn có các mối nguy hiểm dễ thay đổi. Một số cơ sở có thể bắt đầu sử dụng hóa chất hoặc máy móc, thiết bị mới. Với mỗi lần thay đổi cơ cấu thì cần linh hoạt thay đổi quy trình vệ sinh công nghiệp phù hợp để xử lý các mối nguy mới.
Nguồn: TKT Factory

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vữa tự san phẳng là gì